banner-topbar

Người già uống sâm có tốt không? Những lưu ý sử dụng không thể bỏ qua

Người già uống sâm có tốt không? Những lưu ý sử dụng không thể bỏ qua

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Người già uống sâm có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi muốn bồi bổ sức khỏe cho người lớn tuổi. Nhiều chuyên gia khuyến nghị người già nên uống sâm. Tuy nhiên, sâm chỉ thực sự tốt khi được bổ sung đúng cách. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng Nutricare tìm hiểu lợi ích của nhân sâm đối với sức khỏe người già cũng như cách bổ sung sao cho hợp lý.

1. Người già uống sâm có tốt không?

Người già uống sâm RẤT TỐT khi được bổ sung đúng cách. Hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của người già bị yếu đi theo tuổi tác, nên rất dễ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, ung thư, tiểu đường,… Trong khi đó, sâm chứa một loạt các dưỡng chất quý như Polysaccharide, Ginsenosides, vitamin C, vitamin E, hơn 30 loại Saponin, rượu Polyacetylenic, acid béo, Glucid, Phytosterol, tinh dầu, enzym, các khoáng chất như Kali, Mangan, Selen… Vì thể, nhân sâm có tác dụng chống mệt mỏi, lão hóa, béo phì, ung thư và có đặc tính chống oxy hóa.

Người già uống sâm có tốt không
Người già uống sâm có tốt không?

2. Lợi ích của uống sâm với sức khỏe người già

Sâm mang lại nhiều đây lợi ích nổi bật cho sức khỏe người già như:

2.1. Chống lão hóa

Từ xa xưa, nhân sâm đã được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Các dưỡng chất có trong nhân sâm như polysacarit, ginsenosides, peptide, rượu polyacetylenic, axit béo… có khả năng làm giảm quá trình peroxy hóa lipid, nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Một nghiên cứu lâm sàng nhỏ được thực hiện trên chuột già gần đây đã chỉ ra rằng, sử dụng 20mg nhân sâm mỗi ngày giúp giảm mệt mỏi, stress và chống lão hóa. [1]

2.2. Giảm viêm, rút ngắn quá trình hồi phục

Hoạt chất Ginsenosides trong nhân sâm được chứng minh là có khả năng ức chế phản ứng viêm và gia tăng tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Do đó, sử dụng nhân sâm mỗi ngày giúp người già giảm viêm nhiễm, rút ngắn quá trình hồi phục sau chấn thương và ngăn ngừa một số bệnh lý về tim mạch.

2.3. Tốt cho trí nhớ, tốt cho người già mắc Alzheimer

Người già uống sâm có tốt không? Theo ước tính, trên thế giới có hơn 8 triệu người cao tuổi mắc phải bệnh suy giảm trí nhớ. Nhân sâm giàu Ginsenosides và hợp chất K, giúp ngăn ngừa tổn thương do gốc tự do gây ra và giúp người già có trí nhớ tốt hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, nhân sâm có tác động tích cực đến chức năng và hành vi của não ở người già mắc Alzheimer.

2.4. Tăng cường hệ miễn dịch

Nhân sâm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư và tăng hiệu quả của một số vắc-xin. Đặc biệt là ở người lớn tuổi, khi mà sức đề kháng đã giảm sút và suy yếu.

Theo kết quả của một nghiên cứu lâm sàng nhỏ trên 39 người đang hồi phục sau phẫu thuật ung thư dạ dày cho thấy, sử dụng 5400mg nhân sâm mỗi ngày trong vòng 2 năm giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tỷ lệ tái phát đáng kể ở người bệnh [2].

2.5. Tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Hoạt chất Ginsenosides có công dụng làm giảm cholesterol máu, đặc biệt là cholesterol xấu. Từ đó, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch thường gặp ở người già.

2.6. Có khả năng chống ung thư

Hàm lượng lớn Ginsenosides trong nhân sâm giúp chống lại sự phát triển của các khối u và phá hủy các tế bào ung thư mà người già dễ mắc phải như tuyến tiền liệt, ung thư phổi. Không những thế, nó còn làm chậm quá trình tăng sinh và chu kỳ phát triển của các tế bào ung thư.

Một nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, sử dụng nhân sâm mỗi ngày giúp giảm 16% nguy cơ mắc các bệnh ung thư [3].

2.7. Giúp giảm đường huyết ở người già

Người già uống sâm có tốt không? Nhân sâm được đánh giá là khả năng kiểm soát tốt lượng đường trong máu kể cả ở người mắc và không mặc bệnh tiểu đường. Nhân sâm có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin và tăng cường hấp thụ đường huyết vào các mô, nhờ đó giúp ổn định đường huyết, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 ở người cao tuổi. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng dùng 2,7 gam hồng sâm lên men mỗi ngày có hiệu quả làm giảm lượng đường trong máu và tăng mức insulin sau bữa ăn. [4]

Nhân sâm giúp làm chậm quá trình lão hóa ở người già
Nhân sâm giúp làm chậm quá trình lão hóa ở người già

3. Liều lượng uống sâm phù hợp dành cho người già

Người già uống sâm có tốt không thì có tốt nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ rõ liều lượng nhân sâm mà người già nên bổ sung. Do đó, người già nên hỏi ý kiến bác sĩ và người có chuyên môn trước khi quyết định sử dụng.Tuy nhiên, có nghiên cứu khuyến cáo:

  • Bột rễ khô: Nên dùng 1 – 2g chế phẩm thô từ bột rễ khô hàng ngày, tối đa trong 3 tháng.
  • Rễ nhân sâm: Nằm trong khoảng từ 0,5 – 3g/ngày tùy tình trạng sức khỏe.
  • Chiết xuất nhân sâm: Liều lượng từ 100 – 800 mg/ngày là tốt nhất.
Nhân sâm
Người già nên tham khảo ý kiến của người chuyên môn trước khi sử dụng nhân sâm để bồi bổ

4. Cách sử dụng nhân sâm đơn giản, hiệu quả cho người cao tuổi

Dưới đây, Nutricare sẽ giới thiệu một số cách sử dụng nhân sâm đơn giản, hiệu quả cho người già.

  • Dùng nhân sâm pha trà: Đây là một trong những cách sử dụng nhân sâm vô cùng đơn giản, vừa giúp nâng cao sức khỏe vừa giúp thư giãn tinh thần. Lấy 1 – 2g nhân sâm tươi đã thái thành lát mỏng, bỏ vào bình và đổ nước sôi vào. Để im trong 5 phút rồi rót ra chén và thưởng thức.
  • Ngậm nhân sâm tươi: Cách này giúp người già tận hưởng trọn vẹn hương vị nhân sâm và giúp các dưỡng chất được hấp thu nhanh nhất. Đối với cách sử dụng này, người già chỉ cần ngậm 1 – 2 lát nhân sâm tươi đến khi mềm hoặc nhai nuốt cả bã.
  • Dùng sâm ngâm mật ong: Ngậm sâm cùng mật ong giúp giảm bớt mùi vị đắng chát của nhân sâm, đồng thời cách sử dụng này cũng giúp bảo quản nhân sâm trong thời gian dài. Để ngâm sâm cùng mật ong, cần thái sâm thành lát mỏng cho vào bình và tưới mật ong lên trên. Sau đó, đậy nắp và ủ trong 1 tháng. Mỗi lần sử dụng lấy 1 – 2 lát.
  • Sắc nhân sâm lấy nước uống: Đối với người già cơ thể suy nhược thì đây là phương pháp uống sâm dễ thực hiện hơn cả. Sâm thái lát mỏng, mỗi lần dùng 5 – 10g. Sắc cùng với nước và 20 – 30g đường. Chia thành nhiều lần uống trong ngày và ăn cả cái trong ngày.
  • Hầm gà, nấu cháo với nhân sâm tươi: Những chất dinh dưỡng có trong sâm và gà giúp bồi bổ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh thường gặp ở người già. Mỗi lần hầm gà hoặc nấu cháo thêm 3 – 4 lát nhân sâm.
  • Sâm ngâm rượu: Chuẩn bị 50g sâm đã thái lát mỏng. Lần 1 ngâm cùng 600ml rượu 35 – 40 độ trong khoảng 1 tháng. Sau đó, ngâm lần 2 với 500ml rượu trong 3 tuần. Lần 3 ngâm trong 2 tuần với 400ml rượu. Cuối cùng gộp dịch chiết 3 lần và uống 20 – 30 ml/ngày.

Bên cạnh đó, người già cần lưu ý không nên sử dụng nhân sâm cùng với củ cải, các loại trà bổ dưỡng, hải sản, đồ biển. Lý giải điều này là do nhân sâm có tính bổ khí, trong khi đó những thực phẩm trên có lại hạ khí. Hai tác dụng này trái ngược nhau nên có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

5. Một số tác dụng phụ của nhân sâm người già cần lưu ý

Mặc dù đã rõ ràng việc người già uống sâm có tốt không hay mang lại nhiều lợi ích nhưng nhân sâm cũng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể:

  • Dễ bị đau họng và ho: Nhân sâm có tính hàn nên khi người già uống sâm dễ bị ho và đau họng. Do vậy, người bị ho do cảm lạnh, cảm cúm, ho do các bệnh lý đường hô hấp không nên dùng nhân sâm.
  • Có thể gây mất ngủ, nhức đầu: Nhân sâm làm tăng hoạt động của tuyến vỏ thượng thận, từ đó tăng sự tỉnh táo và tập trung. Điều này khiến người già cảm thấy khó ngủ, đau đầu sau khi uống sâm. Tốt nhất, người già nên sử dụng nhân sâm vào buổi sáng để khắc phục tình trạng mất ngủ, khó ngủ khi sử dụng sâm.
  • Có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng: Người già đau bụng, đầy chướng, tiêu chảy được khuyến cáo không nên sử dụng nhân sâm; vì có thể khiến các triệu chứng trên càng thêm tồi tệ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
  • Làm tăng huyết áp, nhịp tim: Sâm tươi có thể làm tăng huyết áp ở người già mắc bệnh lý tăng huyết áp. Thay vì sử dụng sâm tươi, người bị cao huyết áp có thể sử dụng hồng sâm để giảm bớt tính hàn và dược tính mạnh của sâm tươi.
  • Làm đường huyết tụt nhanh và tương tác với thuốc điều trị tiểu đường: Nhân sâm có thể gây hạ đường huyết khi sử dụng kết hợp với thuốc điều trị tiểu đường. Vì vậy, người già tiểu đường nên uống sâm cách khoảng 1 đến 1 tiếng rưỡi sau khi dùng thuốc.
Tim mạch
Người mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp cần thận trọng khi sử dụng nhân sâm do có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp

6.Trường hợp người già không nên uống sâm?

Không phải ai cũng có thể dùng được nhân sâm. Dưới đây là một số đối tượng chống chỉ định dùng nhân sâm mà người cao tuổi cần lưu ý:

  • Người bị dị ứng nhân sâm: Người già bị dị ứng sâm có thể xuất hiện các triệu chứng như phát ban, mẩn đỏ, ngứa, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.
  • Người già bị cảm lạnh: Khi bị cảm lạnh các phương pháp như thanh nhiệt giải biểu, tán hàn… để trừ ngoại tà được khuyến khích sử dụng. Trong khi đó, nhân sâm lại làm ngoại tà bị ứ trệ và không thể phát tiết ra ngoài gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trị bệnh. Do đó, khi bị cảm lạnh, người già nên ngừng sử dụng nhân sâm.
  • Người già bị bệnh gan, mật cấp tính: Căn nguyên của bệnh gan mật là thấp nhiệt khí bị ứ trệ. Song, nhân sâm hỗ trợ thấp sinh nhiệt nên càng làm tình trạng khí bị ứ trệ tồi tệ hơn. Kết quả là tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn khó điều trị hơn.
  • Người già bị tiêu chảy, bụng đầy chướng: Khi bị tiêu chảy, bụng đầy chướng, người bệnh cần phải loại bỏ khí thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, người bệnh không nên bổ sung nhân sâm – vị thuốc bổ khí.
  • Người già bị đau, viêm loét dạ dày cấp và xung huyết: Biện pháp tốt nhất để điều trị viêm loét dạ dày cấp và xung huyết là cầm máu, giảm lượng máu chảy ra ngoài. Nhưng nhân sâm lại là một trong những vị thuốc giúp bổ máu, tăng tuần hoàn máu. Vì vậy, không nên sử dụng nhân sâm cho người già bị viêm loét dạ dày cấp và xung huyết.
  • Người già bị giãn phế quản, viêm phế quản, lao phổi, ho ra máu: Trong trường hợp này, người già sử dụng nhân sâm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
  • Người lớn tuổi mắc các bệnh lý tăng huyết áp: Khi sử dụng nhân sâm với liều lượng nhỏ được chứng minh là làm tăng huyết áp và giảm huyết áp khi sử dụng liều lớn. Tuy nhiên, liều lượng cho từng hợp chưa có con số cụ thể. Vì vậy, người già bị tăng huyết áp không nên tự ý sử dụng nhân sâm mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người già mắc bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, vảy nến, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì… sử dụng nhân sâm có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu: Nhân sâm có thể làm giảm khả năng hấp thu thuốc chống đông máu. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng thuốc đông máu, người già không nên sử dụng nhân sâm.

Đang xem: Người già uống sâm có tốt không? Những lưu ý sử dụng không thể bỏ qua

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng